Các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể bao gồm chất đạm, chất béo, chất xơ, vitamin, các nguyên tố vi lượng… Đây là những thành phần dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ đồng thời ảnh hưởng đến tâm lý và cảm xúc. Chế độ dinh dưỡng lành mạnh sẽ giúp bạn bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể hàng ngày. Tuy nhiên, bạn cũng cần sớm nhận biết các dấu hiệu thiếu chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể sau đây để kịp thời bổ sung trước khi ảnh hưởng đến sức khỏe.
1. Rụng tóc
Chúng ta có thể rụng trung bình khoảng 100 sợi tóc mỗi ngày. Vậy bạn rụng tóc nhiều là thiếu chất gì? Nếu bạn phát hiện thấy tóc rụng gom thành những búi lớn khi tắm gội hoặc thức dậy thì đây có thể là dấu hiệu thiếu sắt. Tình trạng thiếu sắt có thể khiến bạn bị rụng tóc nhiều cũng chính là dấu hiệu thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Khi cơ thể cần nhiều sắt, móng tay có thể trở nên mềm hơn và bị uốn cong tạo thành hình dạng giống như chiếc thìa. Đây có thể là dấu hiệu của tình trạng thừa sắt (hemochromatosis). Tình trạng này khiến cơ thể hấp thụ quá nhiều sắt. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn nên gặp bác sĩ để khám và tìm nguyên nhân.
2. Mệt mỏi không rõ lý do
Tình trạng thiếu ngủ, stress và đau ốm chính là 3 nguyên nhân phổ biến có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi cả ngày. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi mặc dù không bị các tình trạng trên thì có thể là dấu hiệu thiếu vitamin D. Đây là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn ăn uống thiếu chất. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, vitamin D còn được tổng hợp trong cơ thể khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể. Trong một số trường hợp, bạn có thể không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời đủ để tổng hợp vitamin D, ví dụ khi trời mùa đông lạnh, ít nắng hoặc khi phải sống ở nơi ít ánh nắng, phải ở trong nhà lâu…
Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi mặc dù không bị các tình trạng trên thì có thể là dấu hiệu thiếu vitamin D
3. Hội chứng miệng bỏng rát
Hội chứng miệng bỏng rát có thể khiến nướu, môi, bên trong má, khoang miệng của người bệnh có cảm giác như bị bỏng. Miệng cũng có thể bị khô hoặc tê. Tình trạng thiếu vitamin nhóm B, ví dụ folate, thiamin và B6 là một trong những nguyên nhân gây ra hội chứng miệng bỏng rát.
4. Da và môi bị khô
Nhiều người thường tự hỏi: “Da tay khô thiếu chất gì?” hay “Bị khô môi là thiếu chất gì?”. Da và môi của bạn bị khô có thể là do thiếu vitamin A. Lợi ích của vitamin A đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển và bảo tồn của các mô trên bề mặt cả ở trong và ngoài cơ thể.
5. Chốc mép
Khi bạn bị chốc mép (lở mép), ban đầu một bên hoặc cả hai bên khóe miệng có thể bị khô và dễ bị kích ứng, sau đó có thể trở thành những vết loét gây đau đớn. Chứng chốc mép có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Nếu tình trạng này không cải thiện sau khi bạn bôi kem dưỡng môi thì đây có thể là dấu hiệu của tình trạng thiếu sắt hoặc vitamin nhóm B (ví dụ như riboflavin).
Nếu tình trạng chốc mép không cải thiện sau khi bạn bôi kem dưỡng môi thì đây có thể là dấu hiệu của tình trạng thiếu sắt hoặc vitamin nhóm B
6. Viêm lưỡi
Một số dấu hiệu ở lưỡi có thể biểu hiện tình trạng sức khỏe của bạn. Nếu bề mặt lưỡi trở nên trơn nhẵn giống như bị sưng lên thì bạn có thể bị viêm lưỡi (glossitis). Đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn bị thiếu sắt hoặc vitamin nhóm B như B9 (axit folic), B3 (niacin), B2 (riboflavin) và B12. Nếu bị viêm lưỡi do thiếu sắt hoặc vitamin, lưỡi bạn có thể bị đau.
7. Mụn trứng cá hay nổi mẩn
Nếu bạn thường tiêu thụ các loại thực phẩm chế biến sẵn và hay uống đồ uống có cồn, cơ thể bạn rất dễ bị thiếu kẽm. Tình trạng thiếu kẽm gây ảnh hưởng tới nhiều cơ quan trong cơ thể và có thể ảnh hưởng nhiều đến ruột và hệ miễn dịch. Hệ quả là tình trạng thiếu kẽm có thể gây dị ứng và ảnh hưởng tiêu cực tới làn da với dấu hiệu mụn trứng cá hay nổi mẩn.
Phòng ngừa tình trạng thiếu dinh dưỡng bằng cách nào?
Hãy đa dạng lựa chọn nhiều thực phẩm mang đến đủ những dưỡng chất cần thiết:
+ Giảm lượng cơm khi ăn (Không nên ăn quá 3 bát cơm 1 ngày), thay vào đó là ăn thêm khoai, bắp (ngô nếp) không những có nhiều chất xơ mà còn không gây béo, hỗ trợ chống táo bón ngừa ung thư đại tràng…
+ Nên ăn nhiều cá. Mỗi tuần nên ăn ít nhất ba lần cá. Tăng dùng đạm thực vật như đậu hũ (đậu phụ), sữa đậu nành, ngũ cốc nguyên hạt. hay đậu đỗ.
+ Chú ý bổ sung các loại sữa có nguồn gốc từ đậu nành, nhiều canxi. Sản phẩm hỗ trợ dinh dưỡng cho người cao tuổi, ăn uống kém do hệ răng nhai yếu, ăn không ngon miệng, và cần có nhiều năng lượng hơn trong khẩu phần ăn.
+ Cần ăn nhiều những rau, củ quả đậm màu để bổ sung vitamin, khoáng chất, chất xơ để tang cường sức khỏe, hạn chế lão hóa.
+ Giảm thiểu mỡ động vật, không ăn quá ngọt hoặc quá mặn, hạn chế uống nước có cồn như rượu, bia. Uống đủ nước mỗi ngày (nên uống tối thiểu là 0,4 lít nước/10kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày)
Chế độ dinh dưỡng cần được tư vấn tùy vào thể trạng sức khỏe từng người cho phù hợp
Bên cạnh đó, đừng quên tiến hành khám sức khỏe định kỳ để các bác sĩ phát hiện được chính xác tình trạng sức khỏe của bạn. Từ đó, tư vấn được chế độ ăn uống, sinh hoạt và cách bổ sung dinh dưỡng sao cho hợp lý nhất.
Tôi có thể giúp bạn! Hãy Đặt lịch ngay để được tư vấnz
Tuyến giáp có thể được coi là một bộ điều chỉnh chính của cơ thể. Trong số các chức năng của hormon tuyến giáp, có chức năng điều chỉnh quá trình chuyển hóa lipid bao gồm cholesterol bằng cách kích thích sự di chuyển và phá vỡ các lipid máu và hỗ trợ quá trình tổng hợp axit béo trong gan. Suy giáp có nghĩa là tuyến giáp hoạt động kém và cường giáp có nghĩa là tuyến giáp hoạt động quá mức, những rối loạn tuyến giáp có thể chi phối mức cholesterol của cơ thể. Đối với một số người, việc quản lý các rối loạn của tuyến giáp có thể là chìa khóa để kiểm soát lipid bất thường trong cơ thể.
Liên quan bệnh tuyến giáp và mức cholesterol máu
Những người bị suy giáp có TSH (hormon kích thích tuyến giáp) trong khoảng từ 5 – 10mIU/l có tổng lượng cholesterol và LDL cao hơn đáng kể so với những người không mắc bệnh tuyến giáp. Bất thường lipid máu thường tồi tệ hơn với bệnh suy giáp nguyên phát, tức là suy giáp do giảm chức năng của tuyến giáp so với suy giáp thứ phát tức là suy giáp do thiếu hormon tuyến yên kích thích tuyến giáp. Các bất thường lipid thấy trong chứng suy giáp được cho là chủ yếu liên quan đến việc giảm hoạt động của các thụ thể đối với LDL. Điều trị thay thế hormon tuyến giáp bằng thuốc levothyroxin thường được sử dụng để điều trị suy giáp và có thể giúp kiểm soát tốt mức cholesterol ở một số người.
Nếu không được phát hiện và không được điều trị, bệnh cường giáp có thể dẫn đến các biến chứng như bệnh về mắt, loãng xương, rung tâm nhĩ và cơn bão giáp. Bệnh cường giáp được điều trị bằng cách giảm mức độ hormon tuyến giáp trong cơ thể bằng thuốc, điều trị phóng xạ tuyến giáp hoặc phẫu thuật tuyến giáp. Điều thú vị là bệnh cường giáp có thể dẫn đến mức cholesterol thấp.
Cần kiểm tra tuyến giáp khi có cholesterol cao.
Biến chứng rối loạn lipid máu trong bệnh tuyến giáp
Rối loạn lipid máu do suy giáp có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim do xơ vữa động mạch gây ra như bệnh động mạch vành, đột quỵ, bệnh động mạch ngoại biên và có thể gây tử vong. Trong khi sự kết hợp giữa suy giáp và tăng cholesterol có liên quan rõ ràng với bệnh tim. Một nghiên cứu năm 2018 cho thấy, suy giáp cận lâm sàng có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch cũng như tử vong do mọi nguyên nhân.
Tác dụng của điều trị suy giáp liên quan với kiểm soát mức cholesterol
Trong một nghiên cứu lớn được công bố trên JAMA Internal Medicine, 60% những người được chẩn đoán mới mắc bệnh suy giáp và mỡ máu cao đã giải quyết được mức tăng cholesterol sau khi chức năng tuyến giáp của họ được phục hồi. Trong số những người được điều trị bằng levothyroxin, 75% không cần dùng thuốc hạ lipid trong vòng một năm điều trị suy giáp.
Từ tác dụng của việc thay thế hormon tuyến giáp đối với việc kiểm soát tốt mức lipid, có thể suy ra rằng việc điều trị tốt suy giáp rất có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Ngoài ra, có nhiều bằng chứng cho thấy chính thuốc levothyroxin có tác dụng tích cực đối với độ dày của động mạch cảnh và có liên quan gián tiếp giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Do bằng chứng về liên quan điều trị, khuyến cáo bất cứ ai có chẩn đoán mới về tăng lipid máu nên được kiểm tra bệnh suy giáp trước khi dùng thuốc hạ lipid máu. Nếu đã có chẩn đoán xác định suy giáp, nên được theo dõi để xem liệu điều trị levothyroxin có cải thiện mức cholesterol hay không. Trong một số trường hợp suy giáp, nồng độ cholesterol sẽ vẫn tăng mặc dù điều trị thay thế hormon tuyến giáp và đã kết hợp các biện pháp điều chỉnh lối sống như chế độ ăn uống, giảm cân và tập thể dục thì có thể cân nhắc dùng thuốc giảm cholesterol.
Kiểm tra cholesterol và tuyến giáp nên thực hiện đồng thời
Tiến hành xét nghiệm bilan lipid máu được khuyến nghị cho mọi người bắt đầu từ tuổi 20 hoặc sớm hơn nếu có tiền sử gia đình hoặc các yếu tố nguy cơ khác. Bilan lipid gồm cholesterol toàn phần, LDL là “cholesterol xấu”, HDL là “cholesterol tốt” và triglyceride. Khi kết quả kiểm tra cholesterol cho thấy ở mức cao, bạn cần kiểm tra ngay chức năng tuyến giáp. Thực tế, nhiều người đã bị suy giáp không được chẩn đoán và bỏ sót, đồng thời có quá ít bệnh nhân được kiểm tra cholesterol trong bệnh tuyến giáp và ngược lại.
Điều chỉnh lối sống có lợi cho cả bệnh tuyến giáp và mức cholesterol
Có một số biện pháp điều chỉnh lối sống có thể hữu ích cả trong việc giảm cholesterol và giảm các triệu chứng bệnh tuyến giáp.
Chế độ ăn uống lành mạnh: Giảm cân có thể là thách thức với bệnh tuyến giáp, nhưng ngay cả việc giảm cân ít cũng có thể làm giảm mức cholesterol xấu – LDL. Ngoài ra, chế độ ăn chống viêm có thể làm giảm tình trạng viêm liên quan đến bệnh tuyến giáp tự miễn đồng thời giảm mức cholesterol.
Tập thể dục: Tập thể dục thường xuyên có thể cải thiện mức năng lượng cơ thể khi bị suy giáp, giúp duy trì tốt mật độ xương khi bị cường giáp và tăng mức cholesterol tốt – HDL.
Bỏ thuốc lá: Hút thuốc có hại cho tuyến giáp và làm tăng nguy cơ biến chứng của bệnh tuyến giáp. Hút thuốc lá cũng gây nguy cơ xơ vữa động mạch và liên quan đến cholesterol cao.
Tóm lại, nên sàng lọc bệnh suy giáp ở những người mới được chẩn đoán với cholesterol cao trước khi bắt đầu dùng thuốc giảm cholesterol. Nếu bạn mới được chẩn đoán có mức cholesterol cao hoặc các rối loạn lipid khác và không có tiền sử bệnh tuyến giáp, hãy trao đổi với bác sĩ để kiểm tra bệnh suy giáp của bạn ngay lập tức và đặc biệt là trước khi dùng bất kỳ loại thuốc giảm cholesterol nào. Tương tự như vậy, nếu mức cholesterol của bạn đột nhiên cải thiện mà không có lý do rõ ràng, các xét nghiệm máu nên được thực hiện để kiểm tra bệnh cường giáp.
Trong việc thực hiện các chế độ dinh dưỡng và các thực đơn giảm cân, bảng tính calo là điều quan trọng không thể thiếu. Dựa vào bảng tính calo thông thường các bạn có thể biết được số lượng calo trong 100 gram các loại thực phẩm.
Bảng tính calo thông thường trên chỉ phù hợp để tính toán nấu nướng tại nhà, còn đối với việc tính toán calo trong các loại thức ăn thường ngày như bún, phở, cháo hay hủ tiếu… thì sẽ tính thế nào ?.
Một số công cụ tính calo giảm cân và calo trong thức ăn của chúng tôi
Nếu bạn không có kinh nghiệm như các chuyên gia dinh dưỡng thì bảng tính calo trong các loại thức ăn hằng ngày dưới đây sẽ giúp bạn tính chính xác số calo khi bạn ăn uống một món nào đó.
BẢNG TÍNH CALO CHI TIẾT
(Lưu ý: Dùng phím Ctrl + F cùng một lúc trên bàn phím để tìm món ăn nhanh hơn.)